Trong thời buổi hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng không còn tin tưởng với những thực phẩm ra, củ, quả được “gắn mác” rau sạch, bởi vậy mà nhiều gia đình đã quyết đtịnh tự trồng rau sạch trên những diện tích ít ỏi của gia đình. Tuy nhiên nhiều gia đình thắc mắc không biết trồng bầu như thế nào sẽ cho quả sai nhất, chúng ta hãy cùng đi tìm lời giải đáp nào.



Kỹ thuật trồng bầu Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn. Có nhiều giống bầu khác nhau nhưng chủ yếu có 4 loại chính: bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Bầu thường được trồng được quanh năm nhưng mùa nắng cho trái nhiều hơn mùa mưa. Thời gian phát triển thuận lợi nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch.

Chuẩn bị kỹ trước khi gieo hạt: Trước khi gieo trồng nên ngâm hạt từ 10 - 12 giờ, sau đó gói ủ hạt trong tro hay cát nóng từ 4 - 5 ngày cho dễ nẩy mầm. Một lưu khi gieo hạt là người trồng vẫn tiếp tục phải chăm sóc cho đến khi cây có 2 lá phân rõ rồi mới đem trồng. Tag: tăng cường oxy đáy

Mật độ, khoảng cách thích hợp để gieo trồng: Đối với những gia đình có diện tích nhỏ thì nên đào hốc có kích thước 50 x 50 x 30 cm, hốc cách nhau 1m, bón nhiều phân chuồng hay phân cỏ hoại mục và khoảng 100 g phân hỗn hợp NPK cho mỗi hốc trước khi trồng. Cũng do diện tích nhỏ nên các gia đình chỉ nên trồng từ 1 – 2 hốc khi trồng.

Tưới nước, bón thúc liên tục, có chu kỳ đều đặn: Do bầu cần nhiều nước, bởi vậy cần phải tưới 1 -2 lần/ngày cho đủ ẩm .

Đặc biệt vào những thời kỳ mà bầu ra quả, thì lượng nước cần phải được giai tăng để bầu hấp thụ nước và dinh dưỡng để kích thích sự phát triển của quả bầu.

Đối với bón thúc cho bầu cần có 2 giai đoạn cần thiết như sau:

- Giai đoạn phát triển:

Đây là giai đoạn kể từ khi trồng đến khi bầu lên giàn , thường là khoảng 60 ngày sau khi trồng. Sẽ bón thúc thường xuyên 1tuần/ lần để chuẩn bị cơ sở vật chất tốt nhất cho cây ra hoa kết trái. Tag: thiết bị sục khí

- Giai đoạn ra hoa, đậu quả:

Đây là gia đoạn rất cần thiết cho sự phát triển của bầu, khoảng 7 – 10 ngày/ lần bón thúc để nuôi quả với lượng phân gia tăng dần để quả to và nhiều quả.

Một lưu ý chho các mẹ bầu là trong suốt thời gian canh tác (từ 130 – 140 ngày) mỗi hốc các mẹ nên bón từ 1 – 1,5kg phân hỗn hợp NPK.

Làm giàn: Khi bầu mọc được thì bắt đầu làm giàn cho cây. Chúng ta nên khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1 – 2 đốt lại chặn đất để tranh thủ cho bầu ra rễ bất định làm tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi quả sau này.

Với tốc độ phát triển của bầu, khi trồng được 2 tháng mới nương dây cho cây bầu leo giàn, cần để dây ở thế tự nhiên, không lật úp hay xoắn dây. Nên làm giàn bằng để cây bầu đủ diện tích bò, nếu giàn không thích hợp hay quá nhỏ không đủ để bầu bò thì bầu sẽ cho ít quả, kích thước quả không giống nhau, thậm chí là có những hình dạng quả khá thường.

Theo sự phát triển, thì bầu vừa lên giàn là trổ hoa đậu quả, sau khoảng từ 75 - 90 ngày khi trồng cây bầu bắt đầu cho thu hoạch. Tag: thiết bị nuôi tôm

Phải năng tỉa nhánh, bấm ngọn: Cây bầu ra nhiều dây nhánh và mang trái ở dây nhánh. Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Khi bầu lên giàn thì tuyệt đối không tỉa nữa để dây nhánh cho quả.

Thu hoạch: Sau khi ra trái, sau khoảng 10 - 12 ngày, là bà con có thể thu hoạch để ăn. Lưu ý với những người trồng nên cắt trái khi vỏ còn mềm, trái thon dài, hạt bên trong vừa tượng là ngon. không nên để trái già, vỏ hạt bên trong đã cứng, ăn kém ngon và cây mau tàn.

Phòng ngừa bệnh và sâu gây hại cho bầu

Theo kinh nghiệm của nhiều người nông dân, thì loại sâu hại cây bầu gồm ruồi đục lá, rầy mềm, bọ rầy dưa. Do muốn trồng rau sạch, nên rất ít nhà muốn phun thuốc phòng trừ, bởi vậy các gia đình chịu khó chăm sóc bằng phương pháp thủ công.

Ngoài sâu bệnh, bầu còn thường gặp như bệnh như: héo cây con do nấm Rhizoctonia solani, bệnh khảm do virus, bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa và bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong mùa khô.

Tuy nhiên, do diện tích trồng ít, nên các gia đình có thể không phun ngừa thuốc trị bệnh, chỉ nhổ bỏ cây bệnh hay ngắt bỏ lá bệnh nếu có phát hiện ra bệnh.

Trên đây là những kinh nghiệm chia sẻ đối với những gia đình muốn trồng bầu tại nhà mà đạt hiệu quả cao. Bởi do bầu là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể giải nhiệt, trừ độc, có thể chữa bệnh đái tháo đường và mụn lở. Với những công dụng dinh dưỡng như vậy thì tại sao các gia đình lại không thử trồng?

Nguồn: 2lua.vn/article/lam-the-nao-de-trong-bau-tai-nha-sai-qua-42886.html

Chủ đề cùng chuyên mục: