Tranh điêu khắc thời tViệt Nam là đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa. Trải qua thời kỳ khác nhau vẫn giữ được nền văn hóa lâu đời tuy nhiên mỗi thời kỳ lại có sự phát triển không giống nhau và nghệ thuật tranh điêu khắc thời Trần cho đến nay cũng không ngoại lệ.

1, Điêu khắc thời Trần


Điêu khắc thời Trần đỉnh cao của nghệ thuật
Thời Trần chưa tồn tại tranh đieu khắc mà lúc này nghệ thuật điêu khắc mới bắt đầu lên ngôi. Đó là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến, tuy vẫn giữ được nét đặc trưng nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng.


Điêu khắc luôn gắn với công trình kiến trúc. Những công trình điêu khắc thể hiện tại cung điện, chùa chiền, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa. Điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, chắc khỏe hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen. Cách chọn tranh sơn thủy hoành tráng

Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng. Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh, như: cảnh Dâng hoa – Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh)… Hình Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý. Hình rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cung điện.


Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại


Điêu khắc thời Trần gắn bó mật thiết với kiến trúc
Trong quá trình phát triển từ thời Trần cho đến nay đã mấy thế kỷ, điêu khắc và kiến trúc là hai ngành nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Điêu khắc xuất hiện ở mặt tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v… nó đóng vai trò trong kiến trúc như nền tảng làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình khối kiến trúc.

Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến trúc gắn với những giá trị thực dụng, hay nói một cách khác kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một cách thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng, đến không gian bên trong và cả không gian bên ngoài. Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu, không phụ thuộc vào hệ thống hình học, trục định vị hay sự cân đối… Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian, liên kết bên trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và tồn tại trong không gian.

Nếu trước đây vật liệu điêu khắc chủ yếu là tượng thạch cao, sau đó có gỗ, đá, thì đến nay, các nghệ sĩ khai thác mọi khả năng hoặc tính biểu cảm của chất liệu và có thể sử dụng hầu như bất kỳ vật liệu nào, như kim loại với nước, gỗ, giấy, vải… Không chỉ về mặt chất liệu, hình thức sáng tác cũng thay đổi nhiều, không đơn thuần chỉ là nghệ thuật điêu khắc, có những tác phẩm mang ngôn ngữ của nghệ thuật sắp đặt…


2, Tranh điêu khắc thời Trần ứng dụng trong đời sống hiện đại
Ngày nay, khi mà cuộc sống của chúng ta đã phát triển con người dành nhiều thời gian cho sinh hoạt tinh thần hơn thì điêu khắc thời Trần đã được biến tấu trở thành tranh và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của con người. kính cường lực ốp tường bếp

Thực tế, ở Việt Nam ngày nay sự tương tác giữa công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật nói chung, đặc biệt là tranh điêu khắc thời Trần nói riêng đã được ứng dụng và có chỗ đứng riêng. Thêm vào đó, ứng dụng tranh điêu khắc và ý tưởng thiết kế nhà ở, không gian trong đô thị được để ý nhiều hơn.

Nói đến điêu khắc, người Việt Nam đã ứng dụng nghệ thuật này trong trang trí và làm đẹp không gian. Tuy nhiên, lại biến tấu thành các bức tranh nhiều thể loại như tranh điêu khắc 3d với mẫu mã điêu khắc cổ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

tranh-phong-thuy-hop-tuoi-ty

Một số ưu điểm và tính thẩm mỹ mà chỉ có tranh điêu khắc mới sở hữu đã giúp con người tạo đời sống văn hóa phong phú đáp ứng nhu cầu giải trí và thẩm mĩ của đời sống xã hội.

Tranh điêu khắc thời Trần nhắc lại lịch sử hào hùng
Nếu bạn đã thấy các loại giấy dán tường, tranh ảnh, thậm trí là các loại gạch hay kính 3d đã bắt đầu nhàm chán thì có thể thử thay đổi không gian sống của mình bằng cách sử dụng các mẫu tranh điêu khắc thời Trần. Những mẫu tranh này mang dáu ấn lịch sử, thời gian sẽ giúp ta nhớ lại một thời kỳ lịch sử đã qua của đất nước đồng thời thấy được giá trị đời sống văn hóa và tinh thần trong thời Trần thịnh vượng.

Tranh điêu khắc thời Trần trang trí cho không gian sống
Nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế và trang trí theo phong cách cổ điển thì tranh điêu khắc thời trần là lựa chọn lý tưởng nhất cho không gian sống. Kiến trúc gỗ hoặc giả gỗ sẽ trở lên vô cùng hợp lý ki chủ nhân khéo léo kết hợp sử dụng các mẫu tranh cổ mang ý nghĩa linh thiêng và lịch sử như: tranh đầu nghê, vũ nữ múa, vũ nữ dâng hoa, đầu rồng… Thể hiện sự hiểu biết của chủ nhân về lịch sử cũng như đời sống tinh thần của người dân Việt Nam ở nhiều thế kỷ trước.

3, Cách treo tranh điêu khắc thời Trần đẹp mắt cho ngôi nhà thêm xinh
Bạn đừng nghĩ rằng những mẫu tranh điêu khắc thời Trần chỉ hợp với những người hiểu biết và hợp với những ngôi nhà theo phong cách cổ điển. Điều này không hoàn toàn đúng trong đời sống và thẩm mỹ hiện đại. Bạn có thể kết hợp giữa cổ điển và hiện đại để mang lại làn gió mới cho không gian sống. Một số vị trí đặt tranh hợp lý sau sẽ làm thay đổi suy nghĩ của bạn đấy.

Ngay phía trên ghế sofa
Nhìn vào mẫu tranh này bạn có thể thấy sự kết hợp không bao giờ có giới hạn. Nếu bạn đặt ghế sofa áp sát tường thì việc treo một bức tranh điêu khắc thời Trần lên mảng tường trống phía sau ghế sofa là một cách hiệu quả để làm điệu không gian trống trải đó.

Nếu phòng khách được thiết kế chật hẹp và trần thấp thì một gợi ý của kiến trúc sư dành cho chủ nhân chính là nên treo một bức tranh điêu khắc thời Trần cao lên phía trên để “ăn gian” diện tích cho căn phòng. Còn nếu diện tích không phải là vấn đề thì tốt nhất bạn nên treo tranh ở vừa tầm mắt. Vị trí tốt nhất để treo tranh là cao trên ghế sofa độ một gang tay.rần