Một số bà mẹ con chia sẻ kinh nghiệm để giảm vết sưng đau của con bằng cách sát chanh hoặc đắp 1 lát khoai tây lên vùng tiêm để giảm sưng, đau cho bé. chăm sóc bé sau tiêm phòng Tuy nhiên đây là một cách sai lầm, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương cho bé. Các mẹ cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến con.

3/ Hiện tượng phát ban, nổi mề đay của trẻ
Phản ứng này thường xảy ra khi con tiêm phòng bệnh sởi, quai bị hay thủy đậu. Hiện tượng này thường xảy ra nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các vết phát ban, nổi mề đay này sẽ biến mất sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu con không hết mà con có những dấu hiệu sau thì mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán tốt nhất:


Con sốt cao trên 38,5 độ và không có dấu hiệu giảm sốt
Con ho kèm theo hiện tượng co giật
Người tím tái, mất ý thức, ngủ li bì
Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con nên mẹ cần chú ý quan sát và theo dõi con thường xuyên. cách chăm sóc bé gái sơ sinh

4/ Những lưu ý khi cho bé tiêm phòng
Trước khi cho con tiêm phòng, mẹ cần phải thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con như: con đang ốm, con sinh non, sốt, bị dị ứng, hay có phản ứng với lần tiêm chủng đợt trước,....
Sau khi tiêm chủng, mẹ không được chườm, bôi hay đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm mà không có chỉ định của cán bộ y tế
Cần phải theo dõi con thường xuyên ngay sau khi tiêm: 30 phút tại trung tâm tiêm phòng và 24 giờ sau khi tiêm
Khi trẻ có hiện tượng sốt cao, mẹ có thể cho con dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có sự hướng dẫn của cán bộ y tế
Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ cần phải thông báo ngay với bác sĩ, hoặc đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất

Sau khi tiêm phòng, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con để tăng cường sức khỏe cho bé
Cần phải vệ sinh cho bé, không vì bé sốt mà không vệ sinh cho bé sạch sẽ. Mẹ tắm cho con bằng nước ấm trong phòng kín và ph���i giữ ấm cho cơ thể con để tránh con bị cảm lạnh. chăm sóc bé sơ sinh mùa hè


Nếu mẹ đã áp dụng những biện pháp chăm sóc bé sau tiêm phòng đúng cách mà con vẫn chưa hạ sốt, hoặc có những biểu hiện co giật, tím tái, người ốm yếu, bỏ bú, khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ, nôn mửa, đại tiện ra máu,... mẹ cần đưa con đến ngay cơ sở y tế đáng tin cậy để được xử lý và chăm sóc khẩn cấp
Con sau tiêm phòng thường rất quấy khóc, vì vậy mẹ cần kiên nhẫn chăm sóc. Với những thông tin và chia sẻ về cách chăm sóc bé sau tiêm phòng trên sẽ giúp mẹ dễ dàng “xử lý” những triệu chứng sau tiêm phòng của con. Mẹ cũng không nên quá lo lắng về những dấu hiệu sau khi tiêm của con, tuy nhiên mẹ cần phải theo dõi con để có thể xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bé.