Hen suyễn là bệnh rất thường gặp ở trẻ em vì vậy nếu các bậc phụ huynh chủ quan không điều trị cũng như các biện pháp phòng tránh cho trẻ kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đến phổi. Vì vậy, việc trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh hen suyễn ở trẻ em là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Mời bạn cùng tham khảo những thông tin bổ ích vềbệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ trong bài viết sau đây nhé!

Xem thêm tại: https://chuyenkhoahohap.net/benh-hen-suyen-o-tre-em.html





Biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hen suyễn là một bệnh mãn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và thường hay tái phát với các triệu chứng khò khè, khó thở. Trên thực tế, nếu trẻ chỉ bị khò khè thì không phải là hen, nhưng có nguy cơ trở thành hen khi các triệu chứng khò khè hoặc ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn, mà nhiều khi bố mẹ thường chủ quan không khám kỹ cho con.

Đặc điểm của triệu chứng khò khè khi bị hen suyễn thường xuất hiện từng cơn, thoáng qua, kết hợp với nhiễm virus hoặc do nhiều yếu tố khởi phát như thay đổi thời tiết, dị ứng theo mùa… và giữa các đợt không còn khò khè nữa.

Triệu chứng khò khè thường xuất hiện trước 3 tuổi và kéo dài đến sau 6 tuổi; hoặc khò khè khởi phát muộn sau 3 tuổi có thể xuất hiện từng cơn hay do nhiều yếu tố khởi phát. Do đó, khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè thì gia đình cần đưa con đi kiểm tra đường hô hấp để chặn nguy cơ thành hen suyễn.





Trong trường hợp không phát hiện bệnh kịp thời ở giai đoạn khò khè, thì bệnh hen suyễn ở trẻ sẽ dần xuất hiện với các triệu chứng điển hình hơn. Trẻ bắt đầu viêm long đường hô hấp trên với các dấu hiệu hắt hơi xổ mũi… và xuất hiện cơn hen với các triệu chứng khò khè, đặc biệt vào nửa đêm về sáng, khó thở ra, có tiếng rít cò cử... hoặc nhiều trường hợp trẻ xuất hiện bệnh ở thể không điển hình, chỉ có viêm long đường đường hô hấp trên và thở khò khè.

Khi trẻ đã có những dấu hiệu rõ như trên thì nghe phổi sẽ có ran rít và ran ngáy, xét nghiệm máu sẽ thấy số lượng bạch cầu không tăng, chỉ tăng bạch cầu ái toan. Trong trường hợp hen bội nhiễm thì số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Khi đó chụp phổi thấy ứ khí phổi.

Xem chi tiết tại: https://chuyenkhoahohap.net/

Các phương pháp phòng bệnh suyễn ở trẻ

- Chủ động giữ ấm cho trẻ, đeo khẩu trang và bảo vệ trẻ trước những thay đổi thời tiết và không khí lạnh.

– Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế khói bụi, thuốc lá v.v…

– Chủ động phòng trách và cách ly trẻ với người bị bệnh về đường hô hấp và các bệnh lây nhiễm virus.

Ngoài ra, ho khò khè thường hay tái phát và dai dẳng nên cho bé đi khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để chỉnh liều thuốc dự phòng hen. Trong nhà có trẻ bị khò khè dai dẳng cần tránh nuôi chó, mèo và luôn giữ nhà sạch sẽ và thoáng khí. Bên cạnh đó, không nên xả quần áo bằng các hóa chất có mùi thơm và đặc biệt người lớn không nên hút thuốc lá trong nhà.

Bài viết này hy vọng sẽ cung cấp được cho các bậc phụ huynh đầy đủ những thông tin cơ bản về bệnh hen suyễn ở trẻ em để có các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh tránh những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có về thể trạng và trí tuệ của trẻ sau này. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

nguồn: http://dongykydieu.com/dau-hieu-benh-hen-suyen-o-tre-em.html