1. Dây thần kinh sinh ba là gì?
Dây thần kinh sinh ba chính là dây thần kinh số 5, nó là một trong những dây thần kinh chính của vùng mặt. Dây này xuất phát từ sọ não, đi ra khỏi hộp sọ ở phía trước tai. Từ đây, sẽ phân chia thành 3 nhánh và mỗi nhánh sẽ tiếp tục phân chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn tỏa ra khắp mặt để làm nhiệm vụ chính của mình.

Dây thần kinh sinh ba là gì?
Cụ thể:
– Nhánh đầu tiên đi đến da đầu, trán và xung quanh mắt
– Nhánh thứ hai đi đến khu vực xung quanh má
– Nhánh thứ ba đi đến khu vựng xung quanh quai hàm
Tất cả sẽ đảm nhiệm chức năng tại khu vực mà chúng lan tỏa tới.
2. Chức năng của dây thần kinh sinh ba
Chức năng cơ bản của dây thần kinh sinh ba là đảm nhận 4 nhiệm vụ sau đây:
– Dẫn truyền xúc giác (cảm giác sờ) và cảm giác đau từ các vùng trên khuôn mặt, ở răng và quanh miệng đi về não để não phân tích và xử lý.
– Điều khiển các cơ nhai của quai hàm giúp việc nhai nghiền thức ăn của hai hàm răng được nhịp nhàng và tạo lực đầy đủ tùy theo tính chất của thức ăn
– Chi phối tới việc tạo nước bọt trong miệng giúp tham gia vào quá trình tiêu hóa
– Can thiệp tới việc tiết nước mắt khi nhận được các tác động về mặt cảm xúc cao độ.
Tham khảo thêm các triệu chứng khác:
+ bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn
+ teo cơ delta ở người lớn
3. Đau dây thần kinh sinh ba – bệnh lý thường gặp
Một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở dây thần kinh này chính là bệnh đau dây thần kinh sinh ba. Bệnh gây ra chủ yếu do mạch máu bị chèn ép tại gốc của dây thần kinh – nơi mà chúng từ sọ não đi ra khỏi hộp sọ.
Khi bị đau dây thần kinh này thì nhánh số 2 và 3 ở vùng má và quai hàm dễ bị ảnh hưởng nhất, do đó, cảm giác đau ở đây cảm nhận được nhiều nhất, nhanh hơn so với ở vùng trán và mắt. Bệnh thường ảnh hưởng ở một bên mặt, hiếm khi xảy ra ở cả hai bên cùng lúc.
Khi bị đau, người bệnh sẽ có cảm giác giống như “châm chích” điện giật hoặc có dụng cụ nhọn sắc đâm vào và thường xuất hiện đột ngột là người bệnh giật mình nhăn mặt đau đớn. Cảm giác có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút tùy cơn. Cơn đau qua đi người bệnh sẽ thấy vẫn còn vương lại cảm giác âm ỉ, ấn vào thấy đau nhẹ.
Bệnh có tiến triển tương đối âm thầm và lâu, ít tạo ra sự thôi thúc người bệnh phải điều trị. Bởi vì cơn đau ngắn và có thể hết nhanh, khoảng cách lặp lại có thể tới vài tháng nên khiến người bệnh chủ quan. Nhưng càng nhiều tuổi, mức độ và tần suất cơn đau càng trầm trọng, khi đó, điều trị gần như không còn hiệu quả.
Bệnh sẽ gây ra cảm giác đau và ảnh hưởng đến một số hoạt động của răng miệng, má, quai hàm.
Khi điều trị, người bệnh có thể cần chụp cộng hưởng từ MRI để loại bỏ các tình huống xấu và quyết định có cần phẫu thuật hay không. Còn lại tất cả các trường hợp thông thường sẽ được dùng thuốc chống co giật họ Carbamazephine để giảm triệu chứng đau trong 1 – 2 ngày. Thuốc được dùng trong khoảng 1 tháng thì giảm dần và dứt hẳn nếu thấy có thể.
Trong trường hợp Carbamazephine không đáp ứng hoặc có tác dụng phụ trên một số bệnh nhân thì thuốc thay thế được dùng là gabapentin, oxcarbazepine, baclofen hoặc lamotrigine.
Nếu bệnh nhân bị đau dây thần kinh sinh ba dạng nặng mà thuốc không đem lại hiệu quả thì cần phải áp dụng phương pháp kích thích não sâu. Đây là biện pháp dẫn truyền xung điện vào một phần của não nhờ đầu dò. Quá trình này cần đến việc chụp não để đảm bảo đạt đầu dò đúng vị trí. Kích thích não sâu có thể cần phải gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
Tham khảo chi tiết tại: http://khoathankinh.com/day-than-kinh-sinh-ba.html

Chủ đề cùng chuyên mục: