Cùng với manga và trò chơi điện tử, karaoke được coi như sản phẩm giải trí thành công nhất của người Nhật trên toàn cầu. Tại Việt Nam, kinh doanh quán karaoke được xem là lĩnh vực dễ kiếm tiền hơn nhiều dịch vụ vui chơi khác, chính vì thế mà ngày càng có nhiều quán karaoke mọc lên khắp mọi nơi.

Kỹ thuật thi công cách âm phòng karaoke:

Có nhiều phương pháp thi công cách âm phòng karaoke… Nhưng ở đây chúng tôi hướng dẫn tới các bạn phương pháp thi công tiêu chuẩn nhất, ổn nhất và đã được chúng tôi áp dụng với tất cả các công trình chúng tôi đã thi công. Lưu ý! trong lĩnh vực thi công nội thất karaoke thì phần thi công cách âm rất quan trọng…

Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh, chất lượng trang trí, chất lượng kinh doanh của bạn sau này… Bạn nên đảm bảo với các đơn vị thi công karaoke rằng sẽ thi công đúng kỹ thuật nhất để tránh nhiều điều đáng tiếc có thể sảy ra.

Đối với một phòng karaoke thì chúng ta cần phải xử lý cách âm Trần + Vách + Cửa. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp cách âm từng phần của phòng karaoke sau đây:

1. Hướng dẫn phương pháp cách âm trần phòng karaoke.

Đối với trần phòng karaoke các bạn nên lưu ý đến hệ thống chống rung ngược. Đầu tiên bạn sẽ định vị chiều cao của phòng karaoke của bạn. Có thế là cao 2.7m hay 3m… Theo kinh nghiệm của Việt Á thì phòng của bạn càng cao càng đẹp… Tuy nhiên đối với phòng háy diện tích nhỏ hơn 25m2 thi có thể chỉ nên để cao 2,7m để cảm giác phòng của bạn được rộng hơn.

Sau khi định vị chiều cao, bạn cho thợ hàn hệ thông khung sắt hộp ngang trần ( thường là sắt hộp mạ kẽm 1.3 ly, sắt hộp 3×5 cm ) Khoảng cách giữa các thanh sắt là 60cm.

Sau khi hàn xong trần và vách ( vách cũng được hàn khung sắt như vậy và cách tường 5cm) bạn sẽ đóng vật liệu cách âm. Lưu ý nên hàn xong xuôi hết bạn mới bỏ vật liệu cách âm vào vách hay trần nhé… để tránh trường hợp gây cháy vật liệu khi hàn.

– Đóng cao su lưu hóa sát trần bê tông. đóng kín nhất có thể trần hay giầm bê tông.

– Bơm Foam ( Bạn cáo thể mua các Tuýp foam ngoài quầy vật liệu cách âm dạng như hộp sơn xịt, giá 170k/ ống tuýp) để bơm vào các giáp nối giữa vách và trần, giáp nối có thể gây rung và rè giữa các ống cấp hút khí và hệ thông khung sắt. Bơm kín vào các lỗ có khả năng thoát âm như lỗ thông khí, lỗ cấp khí…

– Nếu bạn cẩn thận có thể thêm một lớp xốp. Tuy nhiên nếu bạn có điều kiện thì nên dùng xốp chống cháy PE. Nếu bạn dùng xốp thường không chống cháy sẽ rất nguy hiểm sau này. Tuy nhiên vấn đề là tài chính… xốp chống cách sẽ đắt hơn 5 lần so với xốp không chống cháy.

– Lớp quan trọng là Rockwool. Đây là loại vật liệu dạng bông thủy tinh nhưng tỷ trọng cao. Bông khoáng Rockwool có tác dụng thẩm thấu âm thanh, khiến âm thanh không dội lại phòng và triệt tiêu âm thanh. Nên sử dụng rockwool tối thiểu 50kg/m3. Còn nếu chuẩn cơ bản ra bạn nên sử dụng loại 80 hoặc 100kg/m3

– Túi khí. Đây là một lớp quan trọng nằm ngay sát giữ các vật liệu cách âm, khung sắt và tấm ván ép. Túi khí sẽ làm kín bề mặt cách âm, hộ trợ chống rung, chống âm, chống bụi khí bay ngược vào phòng hát.

– Ván ép W 10mm. Đây là lớp cuối và là lớp bề mặt của cách âm trần, sát liền với lớp túi khi. Nêm sử dụng loại ván ém W hoặc ván ép Cầu Đuống để có chất lượng bề mặt tốt nhất. Bản chất của những loại ván ép tốt là nó được sử dụng keo tốt, thường là keo Eo để tránh trường hợp cay mắt. Và được ép ở các máy ép tốt sẽ không gây bóc lớp sau này.

2. Hướng hẫn cách âm cửa phòng karaoke.

Nhiều bạn hỏi tôi… Tại sao em làm cách âm rất tốt rồi mà đứng ngoài vẫn nghe thấy âm thanh… thậm chí nghe rất rõ?

Thực chất các bạn biết không! Nếu cách âm của bạn đã tốt và đúng kỹ thuật mà vẫn sảy ra hiện tượng như vậy thì 90% khả năng là do cửa của bạn bị lọt âm.

Muốn kiểm tra xem hiện tượng lọt âm có phải do cửa hay không bạn thử nghệm một cách thức vui sau đây nhé!
– Bạn đóng thật kín cửa lại. Lấy khoảng 4 đến 6 chiếc ruột chăn (Ruột chăn đắp), ruột chăn càng dầy càng tốt. Bỏ từng chiếc ruột chăn vào từng túi nilong khổ lớn, túi càng to càng tốt. – Lấy lửa hàn miệng túi và rút chân không trong chiếc túi. Tương tự làm với các chăn còn lại.

– Sau khi đã có những túi nilong đựng chăn được hút chân không. Bạn cho tất cả vào ô cửa phòng đã đóng kín. Bạn có thể ghim hoạc buộc vào ô cửa phòng hát.

– Lấy một tấm xốp cứng hoặc tấm ván đè vào ô cửa, giữ chặt những tấm chăn và ép vớp cánh cửa… Các bạn lưu ý đảm bảo mọi thứ đều kín nhé.

– Bạn bật nhạc và kiểm tra xem đứng ngoài có bị lọt âm thanh qua cửa nữa không. Và tất nhiên ta sẽ biết được kết quả âm thanh lọt từ vách cách âm hay từ cửa.

Còn ngay từ đầu các bạn muốn cách âm cửa thật tốt thì chỉ có 2 cách sau:

+ Mua cửa chất lượng cao chuyên về cách âm. Cửa cách âm, kính hút chân không của Euro Window… Đây là cửa cách âm chúng tôi đã kiểm nghiệm và thấy rất ổn.

+ Cửa thép hộp và được bơm Foam và kết hợp các loại vật liệu cách âm trong lõi. Cửa cách âm này bạn nên thuê 1 đơn vị làm cửa chuyên nghiệp để được đảm bảo. Không nên chủ quan làm cửa kém chất lượng sau này bạn mới thấy khó chịu khi bỏ ra một đông tiền cách âm mà vì cánh cửa cuối cùng bạn chẳng cách âm được gì.

3. Hướng dẫn phương pháp cách âm vách phòng karaoke.

Đối với thi công cách âm vách phòng karaoke. Về cơ bản khung xương sắt cũng như phần thi công khung xương trần đã hướng dẫn ở trên. Tuy nhiên hệ thống khung sắt hộp mạ kẽm bạn sẽ hàn cách hoàn toàn tường xây khoảng 5 đến 8cm. Nếu cần tiết kiệm diện tích bạn có thể để hở 5cm… tuy nhiên nếu phòng rộng cần cách âm tốt hơn thì bạn nên để rộng một chút khoảng 8 đến 10cm.

– Đầu tiên bạn bơm Foam vào các mạch nối giữa vách và nền cũng như vách và trần. Bạn phải đảm bảo tất cả đều được kín nhất. Bạn yên tâm Tuýp foam rất rẻ, và dễ sử dụng. Một phòng karaoke 25m2 chỉ cần sử dụng khoảng 6 tuýp là đủ ( Khoảng 6 x 170k = 1.02 triệu/ phòng )

– Đóng cao su non hoặc cao su lưu hóa dầy tối thiêu 10 mm bạn nhé. đóng nên gấp mép để đảm bảo kín vách tuyệt đối bạn nhé.

– Xốp chống cháy. Đây là vật liệu rất quan trọng cho cách âm vách karaoke. Bản thân vách karaoke không thể tốt và đảm bảo nếu không có lớp xốp này. Tuy nhiên bạn phải làm xốp chống cháy nhé. Bây giờ không ai sử dụng xốp PE thường dễ cháy nữa… Bởi lẽ trong vách cách âm có rất nhiều dây điện, nếu gây chập mà gặp xốp thì cháy có trời mà dập được.

– Bông khoáng Rockwool. Cũng như trần, vách cũng bắt bộc phải có Rockwool tỷ trọng tối thiểu 50kg/m3 ( Các bạn không nên sử dụng loại bông thủy tinh truyền thống nữa nhé… vì bông thủy tinh tỷ trọng cao nhất cũng chỉ có 24kg/m3 thôi, nên không tốt cho cách âm phòng hát). Bông khoáng Rockwool được ốp sát vào xốp. Tính năng của Rockwool tôi đã nói ở trên phần cách âm trần.

– Mút chống cháy. Đây là vật liệu dạng mút tấm. Nhìn ngoài giống mút đệm sofa hoặc mút đệm thông thường. Nhưng đối với phòng karaoke thì mút được làm qua công đoạn để có khả năng chống cháy. Mút này khi nằm sát bông khoáng Rockwool sẽ hỗ trợ nhau rất tốt cho cả cách âm lẫn tiêu âm trong vách. Mút thường sử dụng loại tối thiểu là 3cm các bạn nhé… và nhớ là đảm bảo chống cháy 100% nhé.

– Túi khí. Tương tự như phần cách âm trần… Túi khí là lớp sát ngoài cùng để tạo kín vách cách âm cũng như chống ẩm, chống rung… cho vách cách âm. Bạn không nên bỏ qua bước này.

– Gỗ ép W 12 ly. Gỗ ở vách cách âm thường dày hơn ở trần bạn nhé. Thực chất gỗ ở trần ta làm mỏng hơn bởi lẽ làm như vậy thì thi công bắt vít dễ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Còn như ở vách thì gỗ bạn làm giầy tùy thích. Càng dầy càng tốt.. Tuy nhiên bạn nên chọn chất liệu gỗ tốt và không cay mắt bạn nhé.


CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – QUẢNG CÁO ART DECO
Địa chỉ : 361 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
Điện thoại : 0917.990.992

Cach am bar - cach am karaoke - karaoke dep

Chủ đề cùng chuyên mục: