Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi đại gia súc theo chuỗi an toàn thực phẩm vùng Trung du miền núi phía Bắc”.


Để giúp người chăn nuôi cập nhật chủ trương, chính sách về phát triển chăn nuôi đại gia súc, hướng tới chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi đại gia súc theo chuỗi an toàn thực phẩm vùng Trung du miền núi phía Bắc”.

Phát huy thế mạnh

Phát biểu tại diễn đàn, TS. Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhận định: Năm 2018, chăn nuôi Việt Nam đang đà khởi sắc. Đó là chăn nuôi theo chương trình VietGAP phát triển mạnh ở tất cả các đối tượng vật nuôi, đã xuất hiện mô hình chăn nuôi theo chuỗi, đảm bảo ATTP. Đặc biệt là sự bứt phá mạnh mẽ trong việc đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến - vốn là điểm yếu của ngành lâu nay. Hiện, có nhiều doanh nghiệp đã đầu tư với quy mô lớn để xây dựng nhà máy giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi như Tập đoàn Masan (khởi công nhà máy chế biến thịt lợn tại Hà Nam), Tập đoàn CP... Tag: ống xốp đen nuôi tôm

Vùng Trung du miền núi phía Bắc với lợi thế đất đai rộng, có nhiều đồng cỏ tự nhiên, là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tại nhiều địa phương, chăn nuôi đại gia súc đã và đang trở thành ngành kinh tế mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Ước tính đến tháng 8/2018, toàn vùng có tổng đàn bò chiếm 17,5%, đàn trâu gần 57%, đàn dê gần 35% và đàn ngựa chiếm 88,6% tổng đàn của cả nước. Tổng sản lượng thịt đạt khoảng hơn 500 nghìn tấn/năm.

Tuy nhiên, chăn nuôi đại gia súc của vùng vẫn chưa phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có do sản xuất quy mô nhỏ lẻ, phân tán, khó áp dụng công nghệ cao nên năng suất thấp (80% đàn trâu, bò nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự do).

Đồng thời giá thức ăn, giá nguyên liệu có nhiều biến động và chiếm thị phần lớn trong chăn nuôi; con giống kém chất lượng do chủ yếu nuôi giống địa phương. Tag: ống sủi oxy ao tôm

Đặc biệt, liên kết sản xuất chưa phát triển. Chưa hình thành vùng nguyên liệu chăn nuôi. Nhận thức của người tiêu dùng chưa cao, chưa tạo được thói quen về nguồn gốc xuất xứ và sản phẩm động vật.

Ngoài ra, hệ thống giết mổ và chế biến còn lạc hậu, chưa đảm bảo vệ sinh ATTP khiến chất lượng sản phẩm trở nên đáng lo ngại.

Phát biểu và trao đổi tại Diễn đàn, đa số nội dung được các đại biểu quan tâm là công tác cải tạo và nâng cao chất lượng con giống, kỹ thuật chăn nuôi, trong đó có nuôi vỗ béo bò, cách phòng trị dịch bệnh, chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, cách tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và thay đổi cách tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của người tiêu dùng hiện nay.

Hỏi về chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi, ông Bùi Văn Ngọ (Hòa Bình) nêu ý kiến: “Tôi muốn vay vốn để chăn nuôi đàn gia súc thì vay như thế nào và có nguồn vốn hỗ trợ không?”

Với câu hỏi này, ông Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình trả lời: “Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho chăn nuôi đại gia súc hiện chỉ tập trung hỗ trợ người nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; như hỗ trợ con giống đã được chọn lọc, tiêm vắcxin đầy đủ, chứ không hỗ trợ tiền mặt. Về việc vay vốn để chăn nuôi, nhà nước đã tập trung giao cho hệ thống ngân hàng chi nhánh trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi muốn vay ở ngân hàng nào thì trực tiếp đến đó để tham khảo các điều khoản khi vay…”.

Ông Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình cũng nhấn mạnh: Chăn nuôi đại gia súc ở Hòa Bình được xác định là định hướng ưu tiên trong ngành chăn nuôi, trong đó phát triển trâu, bò thịt là chủ yếu. Vì vậy, phát triển chăn nuôi là trọng điểm trong kế hoạch thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương. Hiện, Hòa Bình đang mở rộng và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát triển lĩnh vực này. Tag: ống sủi tạo oxy ao tôm

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình, toàn tỉnh có gần 119.000 con trâu, gần 86.000 con bò. Thế mạnh nổi bật của ngành chăn nuôi là có quỹ đất đồi rừng khá lớn, vị trí địa lý, hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi. Diện tích đất rừng lớn, đất nông nghiệp lớn nên có nhiều cây thức ăn xanh, cùng với nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Do đó, có thể phát triển chăn nuôi đa dạng, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.

Xây dựng thương hiệu chăn nuôi

Kết luận diễn đàn, bà Hạ Thúy Hạnh đã đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm khôi phục, phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các tỉnh phía Bắc như: chuyển đổi phương thức chăn nuôi; con giống, thức ăn; vệ sinh thú y và phòng chống bệnh; đào tạo tập huấn và thông tin tuyên truyền; tổ chức sản xuất...

Theo đó, bà Hạnh đề nghị Cục Chăn nuôi có chính sách hỗ trợ để nhập giống trâu, bò, dê, cừu, ngựa cao sản để phát triển, nhân rộng, cải tạo đàn giống tại các địa phương trong vùng miền núi phía Bắc.

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tư vấn và hướng dẫn người sản xuất về chuỗi chăn nuôi (liên kết dọc và lên kết ngang), phối hợp tư vấn xây dựng nông thôn mới gắn với chuỗi sản xuất chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh cần ưu tiên đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng các chuỗi chăn nuôi hiệu quả. Quy hoạch vùng chăn nuôi và vùng trồng cây làm thức ăn phù hợp nhằm tạo cơ sở chăn nuôi lâu dài, bền vững. Tận dụng tối đa nguồn nhân lực của hệ thống khuyến nông trong công tác xây dựng mô hình, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Riêng tỉnh Hòa Bình, xây dựng nhiều chuỗi chăn nuôi và thương hiệu sản phẩm chăn nuôi.

“Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cam kết xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật mới về chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là định mức kỹ thuật về xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp, chuỗi chăn nuôi an toàn thực phẩm. Đề xuất chương trình khuyến nông trung ương về chuỗi chăn nuôi an toàn thực phẩm, đồng thời tăng cường công tác đào tạo, thông tin tuyên truyền liên quan đến chăn nuôi theo chuỗi”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng liên kết chuỗi an toàn thực phẩm sẽ mang lại lợi nhuận cho cả người chăn nuôi và các doanh nghiệp tham gia chuỗi. Đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhất là sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Với quyết tâm biến khó khăn thành thời cơ và lợi thế, Trung du miền núi phía Bắc sẽ trở thành vùng chăn nuôi có lợi thế rất lớn và đạt được nhiều kết quả khả quan.

Nguồn: kinhtenongthon.vn/chan-nuoi-dai-gia-suc-theo-chuoi-attp-post22884.html

Chủ đề cùng chuyên mục: