Ngoài mục tiêu nói trên, đề án còn đề ra mục tiêu: sản lượng sản phẩm cá nóc xuất khẩu đạt 200 - 240 tấn/năm; giá trị xuất khẩu cá nóc thành phẩm ước đạt 6 tỷ đồng/năm; đào tạo kiến thức về nhận biết, phân loại các loại cá nóc xuất khẩu bảo đảm an toàn thực phẩm cho ngư dân, công nhân chế biến thủy sản, cán bộ quản lý nhà nước tham gia đề án; tạo thêm việc làm và thu nhập cho công nhân chế biến thủy sản, ngư dân, công nhân cơ sở thu mua thủy sản.
Đọc thêm: Phan bon

Có 4 địa phương trong số 5 tỉnh thành đã đề xuất dừng triển khai thí điểm do không có hiệu quả về mặt kinh tế. 4 Địa phương này là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang. Riêng Khánh Hòa vẫn đề nghị tiếp tục do đã có đầu ra xuất khẩu tương đối ổn định sang Hàn Quốc. Tỉnh này khẳng định, đề án đã có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Tất cả cá nóc được khai thác, thu mua, vận chuyển, sơ chế, chế biến trong đề án chỉ phục vụ mục đích xuất khẩu ra nước ngoài (tất cả các nước có nhu cầu nhập khẩu cá nóc), không được phép đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. Địa điểm thu mua cá nóc là tại các cảng: Hòn Rớ, Vĩnh Lương, Đại Lãnh, Ba Ngòi và phải được giám sát bởi cán bộ chuyên ngành.
Các tàu cá tham gia đề án phải được cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp mã số tham gia chuỗi cá nóc xuất khẩu. Chủ tàu và người lao động trên tàu cá phải là những đối tượng đã được cấp chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật nhận biết, phân loại cá nóc, phương pháp bảo quản cá nóc trên tàu.
Sản phẩm cá nóc đánh bắt được trên tàu không được làm thực phẩm cho thuyền viên đi trên tàu; chỉ được bán cá nóc với kích cỡ, màu sắc, loài theo quy định đã được thỏa thuận trong hợp đồng với cơ sở thu mua cho tàu thu mua trên biển hoặc cơ sở thu mua được chọn tham gia thực hiện đề án.
Được biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 1 doanh nghiệp tham gia đề án là Doanh nghiệp tư nhân Phước Thọ.