Nhiều ý kiến vẫn cho rằng, nếu thực hiện loại bỏ hạn ngạch thuế quan để thực thi Hiệp định ATIGA sẽ đồng nghĩa với việc ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của mía đường các quốc gia khác, trong đó đáng chú ý nhất là Thái Lan.

Thực tế, trong nhiều năm qua mía đường luôn phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Điều dễ nhận thấy nhất là lượng đường tồn kho cao (có thời điểm lên tới 70% - 75%). Có nhà máy đường đã phải bán bằng hoặc thấp hơn giá thành, nhưng vẫn không thể cạnh tranh nổi với đường lậu đang ngày đêm thẩm lậu vào Việt Nam với số lượng lớn, khoảng 500.000 - 700.000 tấn/năm. Đặc biệt, lượng đường lỏng nhập khẩu tiếp tục gia tăng, năm 2014 nhập khẩu 46.000 tấn thì năm 2018 nhập khẩu lên tới 140.000 tấn, tăng gấp 3 lần.

Theo cam kết của Hiệp định ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường ASEAN từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, trước những khó khăn của ngành mía đường, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ cho hoãn thực thi cam kết ATIGA thêm 2 năm để các doanh nghiệp (DN) mía đường và người nông dân có thời gian thích ứng. Đến thời điểm hiện tại, quá trình trì hoãn đó đã đi được gần 3/4 chặng đường nhưng ngành mía đường vẫn loay hoay chưa tìm ra lối thoát.


Tại văn bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ hôm 24/5 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định, nguyên nhân gây ra khó khăn trầm trọng của ngành mía đường tập trung ở việc đối tác chính trong ngành mía đường ASEAN là Thái Lan đã gian lận thương mại ở quy mô quốc tế. “Đường nội địa của Thái Lan được bán và tiêu thụ với giá cao hơn rất nhiều (khoảng 19.000 đồng/kg) so với giá thế giới và gần gấp đôi giá xuất khẩu (khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg), cho phép các nhà máy đường của họ dư sức xuất khẩu đường ra thị trường quốc tế với bất kỳ mức giá nào” - đại diện Hiệp hội Mía đường dẫn chứng. Tag: tôm bệnh đốm trắng

Về vấn đề này, lãnh đạo một DN hoạt động lâu năm trong ngành mía đường cho rằng, chính sách về đường của Thái Lan can dự sâu vào nhiều khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất. Điển hình là trực tiếp chỉ đạo khu vực canh tác, thanh toán trực tiếp cho người trồng mía, cho vay ưu đãi, trợ cấp đầu vào cho các nhà sản xuất, trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua giá cả đường nội địa…

Bình luận về năng lực cạnh tranh cũng như giải pháp cho ngành mía đường, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần phải nhìn nhận từ năng lực của ngành cho tới đối thủ cạnh tranh hiện nay của ngành Mía đường. Cần xác định được năng lực cạnh tranh của chúng ta đang ở đâu so với đối thủ cạnh tranh. Nếu năng lực của ngành thấp, không mang lại thu nhập cho người nông dân như kỳ vọng thì chúng ta không để người nông dân trồng mía nữa.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên, giải pháp cho mía đường lúc này là phải sáp nhập các nhà máy, liên kết lại để phát triển, thậm chí là cho phá sản nhiều doanh nghiệp làm không hiệu quả. Với đối thủ cạnh tranh, chúng ta cần phải xác định đối thủ là ai, chiêu thức là gì để nâng cao năng lực của chúng ta. Phải biết chiêu thức của đối thủ là gì để ta có chiêu đối lại phù hợp. Tag: tôm bệnh đốm đen

Góp ý về giải pháp, TS. Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, nông thôn cho rằng, ngành mía đường phải cơ cấu tập trung. Vùng nguyên liệu nào, DN nào mạnh thì tập trung nguồn lực phát triển còn ngành nào, vùng nguyên liệu nào yếu thì phải chuyển đổi mô hình phát triển. Về dài hạn, Nhà nước phải làm tròn vai trò của mình. Hiện tại, chúng ta đang tái cơ cấu nông nghiệp, giảm tỉ trọng mía, cao su, điều chỉnh lại tỷ trọng chăn nuôi, các ngành hàng đó còn khó khăn hơn mía đường rất nhiều.

Đồng thời, TS. Đặng Kim Sơn chỉ rõ, các nước trên thế giới thành công dựa nhiều vào hiệp hội ngành hàng, nơi doanh nghiệp, Nhà nước, nông dân cùng tham gia. Về vấn đề này chúng ta còn chật vật. Tôi cho rằng hạ tầng cơ sở là cơ chế thị trường thì thượng tầng cũng phải là cơ chế thị trường. Hiệp hội phải là hiệp hội thật, có sự tham gia của DN. Về công tác giống, không chỉ riêng ngành mía đường, mà ngành cây ăn quả, rau còn chưa làm chủ được giống. Ngay tới con lợn cũng trông chờ vào DN giữ giống từ đó đã cho thấy vấn đề về an ninh nông nghiệp rõ ràng còn nhiều điều chưa làm được. Tag: tảo độc trong ao

Nguồn: congluan.vn/nganh-mia-duong-van-loay-hoay-tim-loi-thoat-post63072.html

Chủ đề cùng chuyên mục: