Sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai là cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, khi mang thai, các chị em phụ nữ cần phải biết giữ gìn sức khỏe, nhất là thời điểm giao mùa khi các bà bầu dễ mắc bệnh cảm cúm. Để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, bài viết dưới đây Green Field Spa chia sẻ bí quyết tránh cảm cúm cho bà bầu khi mang thai.


>>> Xem ngay kiến thức chăm sóc bà bầu tại nhà khoa học giúp những người chăm sóc mẹ bầu, cũng như chính các mẹ áp dụng để có thể tự chăm sóc bản thân giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc giúp mẹ khỏe trọn vẹn, mẹ và bé phát triển toàn diện.

1. Ảnh hưởng của cúm đối với bà bầu

Các bác sĩ cho biết, nếu bà bầu bị cảm cúm trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ điều này là vô cùng nguy hiểm. Do Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai.

Nếu mẹ bị cúm nặng, gây tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra khiến thai nhi bị lưu và gây sảy thai cao hơn. Cúm gây dị tật như: sứt môi, đục thủy tinh thể cho thai nhi.


>>> Tham khảo ngay dịch vụ chăm sóc bà bầu tại Green Field spa chăm sóc sức khỏe mẹ bầu từ khi mới mang bầu cho đến khi sinh nở, mẹ khỏe bé phát triển toàn diện.

2. Bí quyết giúp bà bầu tránh cảm cúm

Phòng ngừa nguy cơ bị cảm và giữ gìn sức khỏe tốt là điều quan trọng đối với phụ nữ trong 3 tháng đầu và trong cả quá trình mang thai. Dưới đây là một số kinh nghiệm, và mẹo vặt phòng cúm cho mẹ bầu tốt nhất:

• Uống nước tỏi giã. Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Chúng khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong quá trình mang thai bà bầu nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm hiệu quả.

• Nước gừng kết hợp đường đỏ. Nếu cơ thể mẹ bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, rồi đi ngủ sẽ cải thiện rất nhiều.

• Ăn củ hành sống, tỏi tươi công dụng phòng cảm và khống chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
• Bổ sung kẽm. Vì thiếu kẽm, khiến chức năng của đường hô hấp kém hơn. Bà bầu nên thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm.


• Bổ sung vitamin C với tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, với chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp. Bổ sung Vitamin C và thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho…

• Súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm rồi uống nửa cốc nước lọc, với công dụng phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.

• Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm sau khi thức dậy thì có thể tăng cường khả năng chống cảm. Còn buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.

• Duy trì độ ẩm trong phòng. Vào mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu sử dụng bếp sưởi khiến không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vậy nên, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.

• Uống đủ nước mỗi ngày giúp phòng cúm và viêm họng, mỗi ngày nên uống 1.5–2 lít nước tốt cho mẹ và bé.

• Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh, vì khả năng lây truyền bệnh khá cao nên các mẹ bầu nên hạn chế tới các nơi đông người.


• Nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý là điều cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Mỗi ngày dùng 30 phút để thư giãn nghỉ ngơi. Hãy thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.

• Tránh xa với khói thuốc và chất có cồn. Khói thuốc khiến mẹ bầu tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khiến cơ thể bà bầu mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

• Tiêm phòng cúm. Nếu có ý định có thai các chị em nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

>>> Xem thêm kiến thức chăm sóc bầu 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển mọi mặt về hính dáng,các cơ quan trong cơ thể và não bộ cho thời gian vượt cạn, vậy nên cần chú ý nhiều vào giai đoạn này.

Chủ đề cùng chuyên mục: