Cá Ngừ Đại Dương,Món Quà Của vùng Nước Sâu
Cá ngừ đại dương (hay còn gọi là cá ngừ California, cá bò gù; là loại cá lớn thuộc họ Cá bạc má (Scombridae), chủ yếu thuộc chi Thunnus, sinh sống ở vùng biển ấm, cách bờ độ 185 km trở ra. Ở Việt Nam, Cá ngừ đại dương là tên địa phương để chỉ loại cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng[1]. Ca ngu dai duong là loại hải sản đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ (cá ngừ mắt to), được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Cac bạn có thể tới CLeverfood,chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp hai san tuoi song an toàn
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 3 thế giới với hơn 90 thị trường tiêu thụ.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 430 triệu USD. là loại Hai san tuoi song được ưa chuộng lắm nhé

Đó là thông tin đưa ra tại Hội thảo “Đánh giá các báo cáo tư vấn liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật, thể chế chính sách và cơ cấu tổ chức trong quản lý nghề cá ngừ ở Việt, do Tổng cục Thủy sản Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPEC) vừa tổ chức tại Đà Nẵng.

Theo các báo cáo, hiện nay Việt Nam đã phát hiện được 9 loại cá ngừ phân bố trên các vùng biển. Trong đó, cá ngừ đại dương phân bố chủ yếu ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, với trữ lượng ước tính 660.000 tấn.
Là nơi khởi đầu nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, đến nay Phú Yên có khoảng 950 tàu công suất trên 90CV đến 400CV chuyên khai thác loài hải sản này ở vùng biển xa bờ. Nếu cộng cả các tàu của Bình Định, Khánh Hòa, Quãng Ngãi...chuyên khác thác loại hải sản này tại ngư trường Phú Yên thì con số lên đến hơn 2.000 tàu.

Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương thuộc vùng biển nước sâu thường cách đất liền trên 200 hải lý. Mỗi chuyến câu cá ngừ kéo dài cả tháng trên biển nên các tàu khai thác phải là tàu công suất lớn với trang thiết bị hiện đại.
Mỗi con cá ngừ bình quân khoảng 40 đến 50 kg, cá biệt có khi lên đến một tạ, nặng gấp đôi một người lớn.
Do một sự tình cờ, ngư dân trong vùng vớt được những lưỡi câu lớn của người nước ngoài đánh bắt bỏ lại. Họ mang về đánh thử ra một số lưỡi câu theo mẫu, sau đó cũng đi câu loại cá này và tìm cách tiêu thụ. Thấy hiệu quả hơn so với các loại cá khác, nhiều ngư dân mạnh dạn bước vào nghề này, từ đó hình thành những đội tàu ra khơi hàng tháng để câu cá ngừ đại dương.

Hiện nay, nghề câu cá ngừ đại dương đang phát triển mạnh ở Phú Yên và các tỉnh lân cận như Bình Định, Khánh Hòa… song Phú Yên vẫn là tỉnh có sản lượng khai thác lớn nhất. Gần đây đã có doanh nghiệp nước ngoài đến Phú Yên đặt vấn đề liên kết để khai thác, chế biến cá ngừ xuất khẩu với quy mô lớn.Trong ảnh: Công nhân sơ chế cá ngay tại bến trước khi cấp đông.

Theo kinh nghiệm nhiều năm của ngư dân Phú Yên, thường vào khoảng cuối năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau, cá ngừ đại dương sẽ di chuyển vào vùng biển phía Bắc nước ta, khoảng từ Đà Nẵng trở ra, sau đó lại đi dần về phía Nam. Vào chính vụ, khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, cá ngừ đại dương tập trung nhiều ở ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, đôi khi đến gần Phú Quốc.