Sẽ không để người dân chịu thiệt

Để làm rõ vụ việc trên, chúng tôi đã làm việc với UBND phường Thụy Khuê, Ban Bồi thường GPMB quận Tây Hồ. Trả lời những thắc mắc của gia đình bà Phượng, Phó Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê Vũ Bá Đông cho biết: Phường chỉ cung cấp số liệu, còn phương án bồi thường thế nào là trách nhiệm của quận và Ban Bồi thường GPMB quận. Trong khi đó, ông Lê Văn Thành, Phó Trưởng ban Bồi thường GPMB quận cho biết, theo hồ sơ GPMB, tổng diện tích đất gia đình bà Phượng sử dụng là 87,5m2. Ngày 20-6-2008, gia đình bà Phượng đã được UBND quận Tây Hồ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất với diện tích 41,2m2. Trong số 22,9m2 nằm trong chỉ giới GPMB thì ngoài 3,4m2 đất ở được cấp giấy chứng nhận và 0,8m2 đất không được cấp giấy chứng nhận còn có 11,7m2 đất nằm ngoài diện tích do Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND phường thuộc khuôn viên khu tập thể; 1,1m2 đất lấn chiếm ra chỉ giới GPMB dự án dat nen vsip hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây; 1,6m2 đất lấn ra mương Thụy Khuê; 4,3m2 đất thuộc phạm vi đất do bà Nguyễn Thị Bích Phương lấn chiếm đất công của khu tập thể từ năm 1989. Công trình nhà 5 tầng kiên cố xây dựng không phép vào tháng 3-2004, có văn bản ngăn chặn. Từ nguồn gốc sử dụng đất và xây dựng công trình nêu trên, UBND quận Tây Hồ đã phê duyệt phương án đối với hộ gia đình bà Phượng tại Quyết định số 1862/QĐ-UBND ngày 27-6-2014, cụ thể: Phần diện tích 3,4m2 đất ở được cấp giấy chứng nhận và 0,8m2 đất không được cấp giấy chứng nhận (bồi thường 100%), phần diện tích đất có nguồn gốc lấn chiếm (không bồi thường, hỗ trợ); phá dỡ công trình vật kiến trúc được hỗ trợ 10% theo đơn giá.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hànộimới về việc áp mức giá bồi thường 10% đối với công trình nhà 5 tầng chỉ vì xây dựng không phép, ông Lê Văn Thành cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, mức bồi thường này không dựa trên lý do xây dựng không phép mà do công trình vi phạm vào mốc giới GPMB của Dự án dat nen vsip thoát nước Hà Nội - giai đoạn II. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngôi nhà này được xây dựng năm 2003, trước thời điểm UBND thành phố có quyết định phê duyệt dự án.

Có thể thấy, mấu chốt của khiếu kiện xuất phát từ những yếu tố do lịch sử để lại. Những sai phạm của người dân trước kia (mua bán nhà đất trao tay, xây dựng nhà không phép) không được các cấp chính quyền ở địa phương xử lý kiên quyết, kịp thời dẫn đến vụ việc ngày càng phức tạp. Còn khiếu kiện, Dự án dat nen vsip thoát nước mương II tiếp tục bị kéo dài và để giải quyết vấn đề này cần có sự đồng thuận, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với người dân.