Thường thì cứ sau mỗi đợt ra lá, chậu hoa lan điệp lại nghỉ ra lá một thời gian (trên cây không còn lá non), nếu giai đoạn này xuất hiện quá sớm (trước thời điểm xử lý phun phân “kích” cho cây lan ra bông khá lâu) thì có thể giữ cho cây luôn ở tình trạng không có lá non bằng cách hàng tuần dùng phân bón lá NPK 20-20-20 phun cho tới thời điểm xử lý hoa.

Chăm sóc lan hồ điệp sau khi hoa tàn:

Khi hết Tết Nguyên Đán, thì cũng là lúc hoa lan hồ điệp sắp tàn hoa. Chúng ta cần chăm sóc để lan lấy lại sức sau tết. Đây là lúc ta nên thay chậu cho hồ điệp. Bạn có thể tham khảo 1 số hướng dẫn cách thay chậu lan hồ điệp tại đây:

Cắt hết các rễ lan đã bị hư, thối và để trong 2 tiếng đồng hồ để vết cắt khô. Sau đó, trồng lan vào chậu mới với giá thể bằng dớn trắng, hoặc than. Sau khi trồng lại thì để cây vào chỗ có ánh sáng yếu hoặc che hai lớp lưới sáng 70%, che mưa cho cây, tưới nước theo định kỳ và thêm phân N-P-K 30-10-10 hoặc N-P-K 20-20-20 + B1…


Cách trồng hoa lan hồ điệp - Cách bón phân

Bón phân cũng là đều mà bạn cần phải lưu ý để lan có thể ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Bạn dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK 10-30-20, với liều lượng 0,5-1g cho 4 lít nước để kích thích ra hoa, cách 1 tuần thì phun 1 lần, thực hiện như vậy khoảng 3-4 tuần bạn sẽ thấy cây bắt đầu cho ra vòi hoa.

Đến khi vòi hoa có độ dài khoảng 2-3cm, thì bạn đổi sang sử dụng phân bón lá NPK 15-20-30, cứ 6-7 ngày thì bạn phun 1 lần để kích thích vòi hoa phát triển nhanh. Đồng thời, phân bón này cũng có tác dụng làm cho màu sắc hoa khi nở được thắm hơn, lâu tàn hơn và tránh được nguy cơ thối hoa.

Sau khoảng 45-50 ngày, tức vào khoảng tháng 12 âm lịch, thì bạn sẽ thấy những cành hoa đầu tiên bắt đầu nở, và thời gian hoa nở kéo dài là 2 tháng. Với cách chăm sóc như vậy thì dịp tết Nguyên Đán những chậu lan Hồ Điệp của bạn sẽ nở rộ rất đẹp.

Chủ đề cùng chuyên mục: